Header Ads

Quốc tế thiếu nhi 1/6: Điều con muốn nói với Bố mẹ

Cuộc sống hối hả và áp lực choàng lên vai những người làm cha mẹ các trọng trách khác nhau, buộc họ phải thường xuyên đưa ra mệnh lệnh và quyết định, nhưng đôi lúc lại quên mất việc lắng nghe con nói.

NHỮNG ĐIỀU CON MUỐN NÓI VỚI BỐ MẸ

Mong đi đến đâu cũng được an toàn

"Con mong trẻ em được người lớn quan tâm nhiều hơn nữa. Chẳng hạn biết được tụi con thích gì, mong muốn gì, có khả năng làm được điều gì và không thể làm được điều gì để khuyến khích, động viên và hướng dẫn cho tụi con tiến bộ. Tụi con thích được yêu thương, nói lời nhẹ nhàng chứ không phải quát mắng hay là đánh phạt. Con cũng mong người lớn hãy để ý đến lời nói của trẻ con nhiều hơn chứ đừng làm lơ vì cho rằng chúng con còn nhỏ không biết gì."

Giá như không phải học nhiều vậy!

"Con thấy chương trình học của tụi con hơi nặng, giá như chương trình ít hơn thì tụi con sẽ không phải đi học thêm quá nhiều. Khi cả lớp cùng đi học thêm mà một bạn nào không đi thì sẽ không theo kịp. Con ước gì không phải học nhiều vậy. Có lúc tụi con muốn bốc hỏa và đầu óc lùng bùng vì quá sức."

Ước người lớn đừng so sánh

"Con ước người lớn hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ và không đem so sánh trẻ em này với những trẻ em khác.Vì khi bị so sánh sẽ rất tủi thân, trở thành tự ti. Con thấy mỗi trẻ em đều có một thế mạnh, ưu điểm riêng nên việc so sánh là điều rất khập khiễng. Con mong ước lớn lên mình được làm những điều có ích, kiếm được nhiều tiền để nuôi ba mẹ khi về già. Tương lai con dự định sẽ đi du học để học được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng sống."
điều con muốn nói với bố mẹ, điều con muốn nói với mẹ, những điều con muốn nói với cha, thư gửi bố mẹ điều con muốn nói, điều con muốn nói với cha mẹ, quốc tế thiếu nhi 1/6, 1/6 quốc tế thiếu nhi, quốc tế thiếu nhi là gì
CHA MẸ CẦN LẮNG NGHE CON NÓI

Nhật ký của học sinh lớp 5

Chị N.H, phụ huynh một học sinh lớp 5, trú Q.Tân Bình, TP.HCM, lặng người, nước mắt lặng lẽ rơi khi một ngày tình cờ thấy những dòng chữ con viết trong cuốn nhật ký. Con viết: “Cha mẹ không hiểu con, không cho con được nói suy nghĩ của mình, áp đặt mong muốn của người lớn vào việc học của con khiến con quá mệt mỏi và áp lực, tại sao không đặt mình vào vị trí của con để hiểu con đã cô độc và khổ sở như thế nào?…”. Chị N.H giật mình, hóa ra bên cạnh con hơn 20 tiếng mỗi ngày, chưa chắc đã phải là làm bạn và hiểu hết con đang nghĩ gì. “Tôi nhớ lại, đã rất lâu rồi, tôi không ôm con và cùng con nói các chuyện rất giản dị ngày ngày, tôi chỉ hỏi con điểm, và kỳ thi vào lớp 6 trường chuyên sắp tới”, người mẹ buồn bã.

Chị Trần Thu Hà, tác giả nhiều đầu sách về nuôi dạy con, cho hay: “Trẻ con, cần được tôn trọng như một con người độc lập, có suy nghĩ, tư duy, có cái tôi của mình. Không thể cấm đoán trẻ, không thể đè nén, áp đặt chúng về mọi thứ, chỉ có một cách, mình là đồng minh của con. Muốn là đồng minh, phải lắng nghe, lắng nghe như đồng minh, như là bạn của con”.

Theo chị Hà, khi trò chuyện, cha mẹ nên ngồi ngang tầm mắt với con, hạ thấp tông giọng hơn, để con thấy mình được tôn trọng. “Không chỉ lắng nghe con nói, cha mẹ có thể kể cho con nghe, cả những vụng dại, thất bại hay cách mình đứng dậy. Tất cả đều cần chân thành, đừng “diễn” hay quá chú trọng vào kỹ thuật nói với con, bởi tất cả các đứa trẻ đều nhạy cảm, tinh tường, chúng biết cha mẹ đang nói thật hay dối trá. Đôi khi chỉ cần im lặng, thấu hiểu còn hơn nhiều lời nói”, chị Hà chia sẻ.

Bà nội là bạn của cháu

Tiến sĩ, nhà quản lý giáo dục Bùi Trân Phượng còn nhớ mãi một kỷ niệm, người cháu nội 4 tuổi của bà bảo mẹ “bà nội không phải là bà nội, bà nội là bạn con”. Bà nói: “Tôi vô cùng xúc động, được làm bạn của các con đã là hạnh phúc, bây giờ tôi có thêm bạn là cháu nội của mình”.
Trao đổi với Thanh Niên, bà Phượng cho hay sở dĩ có nhiều bậc cha mẹ ở VN chưa lắng nghe con nói, bởi cha mẹ là người lớn còn không lắng nghe nhau, đồng thời thật sai lầm khi các cha mẹ luôn có câu cửa miệng “con nít biết cái gì”.

Bà Phượng cho rằng để lắng nghe con, cha mẹ hãy tập kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải năng lực tự nhiên mà có của con người. Cũng giống như học bơi, học ngoại ngữ và tất cả mọi thứ khác, lắng nghe cần học và thực hành thường xuyên, làm càng sớm thì lại càng thấy dễ dàng. Bên cạnh đó, coi con là con người khác và độc lập với bản thân mình. Con không phải là “vật sở hữu” của cha mẹ. Tùy theo lứa tuổi, con biết cảm xúc, biết suy nghĩ, biết lập luận, nêu chính kiến, cần được tôn trọng. Ngoài ra, muốn nghe được con, cha mẹ cần tạo điều kiện để con nói, để con tự do, không e dè, sợ hãi.
Theo thanhnien.vn
-------------------------------------
Tag: điều con muốn nói với bố mẹ, điều con muốn nói với mẹ, những điều con muốn nói với cha, thư gửi bố mẹ điều con muốn nói, điều con muốn nói với cha mẹ, quốc tế thiếu nhi 1/6, 1/6 quốc tế thiếu nhi, quốc tế thiếu nhi là gì

1 comment:

  1. Tuổi thơ thật vui vẻ biết bao.

    ReplyDelete

Powered by Blogger.